K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

sorry nhưng đấy là trường bạn,ko phải trường khác

nếu bạn chép của bọn mình chẳng khác j bạn chép trên mạng cả <kể cả kham khảo>

22 tháng 9 2020

    MÌNH CHỈ GIÚP LÀM GIÀN Ý THÔI NHÉ!!!

 I Mở bài: 

- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học.

II. Thân bài:

1. Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

2. Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3. Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ : “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui, quần áo  tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau

- Các bạn nhỏ rụt rè, khóc lóc.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy(cô) giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một  là bối rối không biết phải làm gì. 

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4. Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học

III.kết bài

cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học



 

22 tháng 9 2020

   Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

     Còn với tôi, đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Nhìn mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủ mình phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi! Nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!”. Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói: “Cứ ăn từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã”. Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay, các bạn, các anh, các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn cây với đủ các loài hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình.

         Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp 1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1 bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiểu sao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn màu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắng học tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏ như các anh chị ấy. Sau khi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn học sinh nhiệm vụ năm học mới. Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chị lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên. Tôi vừa nói, giọng nói nghẹn ngào trong tiếng khóc: “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…”. Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học xong thì mẹ sẽ tới đón”. Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học xong hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ”. “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học. “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!”. Nói rồi chị chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên chị, nhưng cái hình ảnh cao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chị đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi.

    Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả: lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới. Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhộn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo…                                                                                                                                                                                         Ngày đầu tiên ấy đã trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày đầu tiên ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.



 

10 tháng 11 2018


Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

20 tháng 10 2021

                                                                                    Đoạn văn

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên chủ yếu thời gian chúng em được các thầy cô dạy học online và không phải đến trường. Thật may mắn rằng Việt Nam đã kiểm soát được dịch và cuộc sống trở lại như bình thường. Chính vì thế, việc quay lại trường trong ngày đầu tiên của năm học mới đối với chúng em vô cùng ý nghĩa.

Hơn nửa năm chỉ học ở nhà không được gặp thầy cô và bạn bè khiến em vô cùng buồn chán. Khi nhận được tin mùa thu này chúng em được quay lại trường học em đã rất vui mừng. Em cùng bố mẹ đi hiệu sách sắm sửa sách vở cẩn thận, chu đáo. Từng quyển sách, quyển vở được em bao bọc và dán nhãn thật đẹp đẽ. Em hồi hộp đếm từng ngày được gặp lại bạn bè và mái trường thân yêu.

Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, sau bữa cơm tối, bố mẹ dặn dò em kiểm tra lại sách vở đồ dùng, quần áo một lần nữa để ngày mai có thể đến trường thật tốt. Em ngồi khoanh tay trên bàn ngắm nhìn những quyển sách mới tinh được xếp ngăn nắp và suy nghĩ miên man. Không biết trong những tháng ngày qua các bạn đã thay đổi như thế nào; những cái cây bé xíu trong trường đã lớn thêm nhiều chưa;… bao nhiêu câu hỏi vây quanh em vừa làm em háo hức, hồi hộp lại thêm trằn trọc khó ngủ.

Sáng ngày tựu trường em dậy sớm và được mẹ đưa đến trường. Trước cánh cổng rộng lớn đang mở ra trước mắt mình, em vẫy tay chào mẹ rồi bước vội vào trong. Hiện ra trước mắt em là một sân trường đông đúc, rộn rã tiếng cười đùa, trò chuyện của các bạn học sinh sau bao ngày gặp lại. Những hàng cây như lớn hẳn lên, chững chạc, cứng cáp hơn trước rất nhiều. Thoang thoảng là mùi sơn mới của những bức tường, những bộ bàn ghế lâu ngày không sử dụng được nhà trường tân trang lại.

Em từ từ bước đi, hít thở bầu không khí ở trường học đã lâu không được tận hưởng thì chợt có một cánh tay vỗ vào vai em. Hóa ra đó là cô bạn thân cùng lớp của em. Chà! Cậu lớn hơn nhiều đấy nhỉ. Chúng em cùng nhau trò chuyện tíu tít và bước đi đến lớp học của mình - cái cảm giác mà lâu lắm rồi mới có lại được vô cùng dễ chịu. Bước chân vào lớp học, các bạn tươi cười chào em; bạn nào cũng lớn hơn, đáng yêu hơn và vui vẻ hơn. Vì là ngày đầu tiên nên chúng em chưa phải học gì nhiều chỉ nghe cô giáo dặn dò và chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai. Cô giáo từ từ bước vào lớp, trên tay cầm quyển sổ ghi chép tươi cười nhìn chúng em. Cô mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng và có nụ cười tươi. Cô phổ biến chúng em về nội quy của lớp học và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chính sự tập trung và say mê của cô làm cho chúng em đắm chìm mà quên mất đi sự trôi chảy của thời gian.

Sau khi phổ biến xong nội quy lớp học và nội dung chương trình, cô trò chuyện cùng chúng em để hiểu nhau hơn. Buổi dặn dò kết thúc trong niềm hân hoan của cả cô và trò. Trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ, em hi vọng đây sẽ là một năm học đầy may mắn và hứng khởi. 

                                                                                      Hok tốt!

10 tháng 2 2019

1.Trường mk méo có 

2. Trí tưởng tượng của mk ko cao xa đâu

3.Xl vì méo bt làm

4.Chúc bn may mắn vào ngày mai 

9 tháng 2 2018

ngày 30 tết là ngayyf vui

hihi

xong rồi đó

ko chép mạng mô 

đừng lo 

viết vô đi

28 tháng 1 2022

um đề bài j bí quá bn ko cho tui thở à ? 

còn đề bài như này mà ko cho tra thì cx chịu các cô 

chúc bn Tết zui ze :)

28 tháng 1 2022

bạn ơi , ko cần câu ghép cx  đc trả lời giúp mình ik pls

18 tháng 3 2019

Chủ đề tự do hả bn?

18 tháng 3 2019

Viết bảng giảng bài

Là “ông” thầy giáo

Suốt ngày đưa tin

Là “ông” nhà báo

20 tháng 4 2020

Đề 1: Bạn tham khảo bài này nhé

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Mik làm một đề thôi nhé

Hok tốt

20 tháng 4 2020

hãy viết một bài vă từ 10 đến 15 câu về mmootj bài văn tả cảnh

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cũng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền âm thực ấy. 

Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng. 

Thuyết minh về cái bánh chưng

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị vua Hùng đời thứ sáu. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đạc biệt không thể thiếu hạt tiêu. Trước tiên là lá rong. Lá rong là một loại lá được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng, thường mọc thành từng bụi. Lá to có thể dài đến 80 cm. Lá có hình quạt. Lá rong dùng để làm vỏ bánh. Bởi tính chất dai khi nấu chín, đặc biệt là có mùi thơm và màu xanh bắt mắt, nên lá rong được chọn để làm vỏ của bánh chưng. Lá rong khi cắt hoặc mua sẽ được đem hơ qua lửa (nướng qua) hoặc phơi nắng cho mềm, tránh rách khi gói bánh. Sau đó, lá rong tiếp tục được cắt bớt cuống lá cũng như sống gân lá chính giữa và rửa sạch. Vậy là nguyên liệu để làm vỏ bánh đã sơ chế xong. Tiếp theo đến phần bánh. Đầu tiên là gạo nếp. Gạo nếp là một loại gạo có hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% chính vì vậy nó làm cho gạo nếp khi được nấu chín sẽ rất dẻo, đặc biệt có mùi thơm rất hấp dẫn. Dựa vào tính chất này nên người ta chọn gạo nếp để làm bánh chưng. Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, sau đó vo sạch, nêm muối vừa ăn. GẠo là thế, đỗ xanh cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đỗ xanh là loại đỗ có màu vàng tươi, rất thơm khi nấu chín. Thường người gói bánh sẽ chọn loại đỗ xanh đã bóc vỏ để tiết kiệm thời gian sơ chế. Loại đỗ này rất dễ dàng mua được tại các siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa. Đỗ sau khi mua về sẽ được ngâm với nước khoảng 6 đến 7 tiếng để nở hoàn toàn. Nguyên liệu tiếp theo kể đến là thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ se được cắt miếng mỏng nhưng vuông, cạnh chừng 4 đến 5 cm tùy bánh to hay nhỏ. Thịt được ướp với gia vị thông thường và hạt tiêu. Hạt tiêu sẽ giúp miếng thịt đậm đà, thấm gia vị, thơm và đặc biệt là trung hòa các vị của gia vị khác khiến cho miếng thịt không bị ngậy quá. Nguyên liệu cuối cùng là lạt buộc. Lạt buộc được làm từ tre dẻo, thân tre chẻ mỏng rất dai, được mang đi ngâm nước hoặc luộc qua cho mềm dễ buộc. Lạt buộc được dùng để cố định bánh lại khi luộc. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất. Sau khi sơ chế các nguyên liệu làm bánh, sẽ đến giai đoạn gói bánh.

Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá rong bao chọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghê của người gói bánh. 

Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh chỉ ngon khi được nấu bằng củi khô, trong một nồi gang to và dày. Nấu bánh chưng thường rất lâu, khoảng 6 tiếng đông hồ. Bởi bánh cần được chín đều và mềm. Lửa để nấu bánh cũng không quá to lửa mà chỉ liu riu nhỏ. BÁnh khi được nấu chín sẽ được để nguội định hình lại hình dạng bánh và được sắt ra đĩa để mọi người cùng thưởng thức. Bóc vỏ bánh ra ta sẽ thất một màu xanh rất đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Cắt bánh ra sẽ thấp từng lớp từng lớp nhân bên trong cực hấp dẫn, miếng thịt thơm béo ngậy, lớp gạo nếp chín mềm dẻo ngọt thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống. 

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn. 

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.